Secondary Education là gì? Khám phá bậc học quan trọng ở Mỹ

Bạn đã biết Secondary Education là gì chưa?

Hệ thống giáo dục Mỹ hiện nay được chia làm nhiều cấp bậc khác nhau tuỳ vào từng độ tuổi, điều này giúp con đường giáo dục được bền vững hơn. Hôm nay Định cư AZ sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin xung quanh cấp bậc trung học để bạn hiểu được Secondary Education là gì nhé!

Secondary Education là gì?

Secondary Education là Giáo dục trung học, đây là giai đoạn giáo dục diễn ra trong các trường trung học, theo sau giáo dục tiểu học. Ở hầu hết các quốc gia, giáo dục trung học thuộc giai đoạn giáo dục bắt buộc, trong khi ở một số quốc gia khác thì chỉ có giáo dục tiểu học hay giáo dục cơ bản mới mang tính chất bắt buộc.

Các cấp học của Secondary Education là gì? Giáo dục phổ thông trung học (Secondary Education) thường được phân ra thành trường cấp 2 (Middle School), trường trung học cơ sở (Junior High School) và trường cấp 3 (Senior High School) hoặc trường cấp 3 học 4 năm.

[caption id="attachment_2319" align="aligncenter" width="560"]Secondary Education là gì? Khám phá bậc học quan trọng ở Mỹ Secondary Education là gì? Khám phá bậc học quan trọng ở Mỹ[/caption]

  • Trường cấp 2 (Middle School) cho học sinh theo học từ lớp 5 đến lớp 8
  • Trường Trung học cơ sở (Junior High School) cho học sinh theo học từ lớp 7 đến lớp 9
  • Trường cấp 3 (Senior High School) cho học sinh theo học từ lớp 10 đến lớp 12
  • Trường cấp 3 học 4 năm cho học sinh theo học từ lớp 9 đến lớp 12

Giáo dục phổ thông trung học (Post-secondary Education) được phân thành nhiều trường đào tạo như:

  • Trường Cao đẳng cộng đồng (Community College) hay Cao đẳng sơ cấp (Junior College)
  • Trường Đại học Giáo dục đại cương (Liberal College)
  • Trường Đại học tổng hợp (Comprehensive University)
  • Trường Đại học nghiên cứu (Research University)
  • Trung học chuyên nghiệp (Professional School)
  • Học viện chuyên môn (Specialized Institution),…

Điểm khác biệt giữa Việt Nam và Mỹ trong giáo dục trung học - Secondary Education là gì?

1. Khởi đầu sớm

Cấp 3 của Mỹ thường bắt đầu từ lớp 9, một số trường bắt đầu từ lớp 10, đến hết lớp 12. Học sinh lớp 9 được gọi là freshman, lớp 10 là sophomore, lớp 11 là junior, lớp 12 là senior.

2. Số môn chính

Trường cấp 3 Mỹ thường chỉ yêu cầu học sinh học 5 môn bắt buộc. (1) Khoa học, tối thiểu học 3 năm, thường là Sinh học, Hoá học, và Vật lý. (2) Toán, tối thiểu học 4 năm, gồm Đại số, Hình học, Tiền Tích phân, Thống kê, thậm chí cả Tích phân. (3) Tiếng Anh, tối thiểu 4 năm, bao gồm Văn học, Văn học cổ điển, Viết luận, Ngôn ngữ giao tiếp. (4) Khoa học xã hội, tối thiểu 3 năm, bao gồm Lịch sử, các khoá học về Kinh tế, Chính phủ. (5) Giáo dục thể chất, tối thiểu 1 năm.

Bên cạnh các môn học bắt buộc là môn tự chọn, bao gồm: Máy tính, Thể thao, Xuất bản, Nghệ thuật biểu diễn, Ngoại ngữ, v.v.

[caption id="attachment_2310" align="aligncenter" width="555"]Điểm khác biệt giữa Việt Nam và Mỹ trong giáo dục trung học - Secondary Education là gì? Điểm khác biệt giữa Việt Nam và Mỹ trong giáo dục trung học - Secondary Education là gì?[/caption]

3. Lấy tín chỉ đại học ngay

Rất nhiều trường cấp 3 (thường là trường dự bị đại học), có những khoá học AP (Advanced Placement) hay IB (International Baccalaureate-Bằng tú tài quốc tế). Giống như trường chuyên lớp chọn, những lớp học này có chương trình học nặng hơn bình thường. Bù lại, khá nhiều trường ĐH chấp nhận những tín chỉ này cho năm ĐH đầu tiên, vì thế học sinh sẽ học ĐH nhanh hơn và tốn ít chi phí ĐH hơn thông thường.

4. Ngoại khoá không có nghĩa không quan trọng

Chơi thể thao, tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động cộng đồng dù không được tính vào GPA, nhưng cũng là một phần quan trọng trong hồ sơ apply vào High school và sau này là vào ĐH Mỹ. Đây là điểm khác biệt rất lớn với các trường ở VN. Kể cả những trường Mỹ nổi tiếng về điểm số vẫn coi trọng giáo dục toàn diện. Vì thế nhiều bạn ở VN học lực trung bình nhưng có hồ sơ xin học ĐỘC với những đóng góp nổi bật cho công đồng vẫn xin được Hỗ trợ tài chính toàn phần ở Mỹ.

5. Cơ hội bình đẳng cho học sinh đặc biệt

Không chỉ trường công, mà nhiều trường tư ở Mỹ cũng nhận học sinh khuyết tật, đảm bảo cho các em có cơ hội được học tập giống như mọi học sinh khác. Phụ huynh có nhu cầu có thể trao đổi kỹ với đại diện trường trước khi quyết định ứng tuyển con em mình vào trường.

Vậy là bạn đã biết được Secondary Education là gì và những thông tin quan trọng xung quanh cấp học này và nó quả thật rất thú vị đúng không nào? Du học Mỹ vẫn luôn được xem là đất nước sở hữu nền giáo dục hiện đại và chất lượng hàng đầu, bạn hoàn toàn có thể gửi gắm tương lai của mình tại đất nước cờ hoa này đấy!

Coi thêm ở : Secondary Education là gì? Khám phá bậc học quan trọng ở Mỹ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới thiệu các mẫu đơn xin học bổng bằng Tiếng Anh

Trường Đại học Niagara University hàng đầu tại Canada

Trường Đại học Portland State University chất lượng hàng đầu Mỹ

Sydney là thủ đô của nước nào? Bật mí những thông tin thú vị

Tham khảo các câu hỏi phỏng vấn đi Mỹ diện vợ chồng 2017

Những điều cần biết về thư giới thiệu xin học bổng du học cho sinh viên

Khám phá trường Đại học Pennsylvania danh tiếng tại Mỹ

Trường Đại học Swinburne – Môi trường lý tưởng cho sinh viên

Trải nghiệm nền giáo dục hiện đại tại Trường Đại học Kingston University